Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên trong điều trị và chữa bệnh đã được y học cổ truyền ứng dụng từ xưa cho đến tận bây giờ. Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, thì y học cổ truyền cũng có những nghiên cứu vượt bậc trong điều trị và sản xuất nhiều vị thuốc có nguồn gốc thiên nhiên, dễ dùng và an toàn với sức khỏe người bệnh khi sử dụng trong thời gian dài.
Những bệnh lý liên quan đến phổi như bệnh hô hấp, viêm phổi, cảm lạnh, hen suyễn, viêm phế quản… không phải ít gặp mà hầu như bất cứ ai cũng đều ít nhất 1 lần trải qua. Tuy nhiên, bên cạnh những liệu pháp chữa trị bằng tây y qua sự chẩn đoán và hướng dẫn của bác sĩ. Nhiều người có xu hướng ưa dùng các loại dược liệu tự nhiên hơn vì ít tác dụng phụ lại an toàn.
Tổng quan về bệnh hô hấp
Phổi là cơ quan chính của hệ hô hấp giữ vai trò trao đổi khí, cung cấp và hỗ trợ vận chuyển oxy cho các máu, nuôi các tế bào trong cơ thể. Đồng thời, phổi còn có nhiệm vụ thải khí CO2 ra khỏi cơ thể. Thế nhưng, khi chúng ta hô hấp, lấy khí oxy từ bên ngoài thì những bụi bẩn, vi khuẩn cũng theo đó xâm nhập vào cơ thể. Khi đó, để ngăn chặn những vật thể lạ tấn công, cơ thể chúng ta buộc phải phản ứng, gây nên những bệnh lý về đường hô hấp.
Các bệnh hô hấp thường gặp
Bệnh hô hấp bắt gặp nhiều trong đời sống và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nhưng hầu hết đều có phác đồ điều trị có thể ứng dụng y học hiện đại, tây y hoặc y học cổ truyền, đông tây y kết hợp… Tuy nhiên cần chẩn đoán đúng bệnh tình để có hướng điều trị, chữa bệnh phù hợp. Dưới đây là một số bệnh hô hấp thường gặp và một số loại dược liệu thảo mộc tự nhiên có thể hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
Viêm phế quản cấp
Viêm phế quản cấp là bệnh lý rất thường gặp ở Việt Nam, nhất là ở các đối tượng trẻ nhỏ, người già, những người có bệnh nền về xoang, dị ứng mũi hoặc những khuyết tật về phổi… Viên phế quản được chia thành 2 loại bệnh:
– Viêm phế quản cấp tính: Bệnh diễn biến trong thời gian ngắn nhưng cũng có thể kéo dài trong vài tuần. Nguyên nhân của bệnh thường bắt đầu do nhiễm virus từ không khí hoặc khi tiếp xúc với không khí, với người bệnh qua đường hô hấp, khi họ ho. Ngoài ra, nguyên nhân viêm phế quản cấp tính có thể do bội nhiễm vi khuẩn (phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn…)
– Viêm phế quản mãn tính: Người mắc bệnh này thường phải xác định sống chung với bệnh bởi thời gian diễn biến bệnh có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí là từ năm này qua năm khác. Nguyên nhân của bệnh chủ yếu do người bệnh thường xuyên hút thuốc lá, tiếp xúc nhiều với môi trường đầy khói bụi, không khí ô nhiễm…
Triệu chứng của bệnh hô hấp viêm phế quản thường thấy như ho, ho có đơm, ho dai dẳng kéo dài, hơi thở khò khè, khó thở, tức ngực, sốt, trạng thái mệt mỏi…
Điều trị viêm phế quản ngoài việc sử dụng thuốc tây y như thuốc kháng viêm, thuốc ho long đờm, thuốc kháng sinh… thì người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc nam từ các dược liệu thảo mộc.
Viêm phổi
Viêm phổi là bệnh lý gặp phải khi cơ thể bị vi khuẩn, vi rút tấn công qua đường hô hấp, xâm nhập vào phổi. Hàng năm, số lượng các ca bệnh về viêm phổi không ngừng tăng lên, nhẹ thì hồi phục nhanh chóng mà nặng thì gây nên nhiều biến chứng, biểu hiện bất thường, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí nguy cơ tử vong cao.
Các loại vi rút có mức độ lây nhiễm cao và làm suy kiệt sức khỏe người bệnh trong những năm gần đây có thể kể đến như SARS, Cúm A H5N1, H1N1… Và đặc biệt là thời gian này, toàn thế giới đang phải gồng mình để chống chọi lại với chủng vi rút COVID gây bệnh các triệu chứng viêm phổi. Tỷ lệ các ca tử vong do chủng vi rút này gây ra ngày càng tăng và đang có xu hưởng biến đổi thành nhiều loại có sức tấn công mãnh liệt hơn.
Bệnh viêm phổi có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào, không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Khi nhiễm bệnh, cơ thể sẽ có những phản ứng sau vài ngày bị nhiễm và từ những biểu hiện này, bác sĩ điều trị có thể thông qua các kiểm tra để chẩn đoán chính xác tình hình bệnh hiện tại và đưa ra phương pháp chữa trị kịp thời, tránh cho bệnh nhân rơi vào các trạng thái nguy hiểm như khó thở, nguy cơ tử vong.
Bệnh viêm phổi có thể tác động rất lớn đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vì thế để có phác đồ điều trị kịp thời, người bệnh nên thăm khám bác sĩ và sử dụng đúng toa thuốc. Loại thuốc mà tây y dùng chủ yếu để điều trị bệnh viêm phổi có thể mang đến hiệu quả nhanh chóng, song đối với một số người có thể gặp phải những tác dụng phụ nếu quá lạm dụng hoặc dùng không đúng cách. Một số bài thuốc dân gian trong y học cổ truyền đã giúp nhiều người bệnh an tâm hơn khi chữa bệnh mà không lo đến tác dụng phụ của thuốc.
Hen phế quản
Hen phế quản là bệnh lý thường được dân gian gọi với cái tên “hen suyễn”. Đây là bệnh lý hô hấp đặc trưng bởi tình trạng viêm của đường dẫn khí mạn tính. Nguyên nhân là khi tiếp xúc với các vật thể kích thích như phấn hoa, bụi, lông động vật… hoặc những loại thực phẩm, thuốc, vi khuẩn… khi đó phế quản của người bệnh vốn nhạy cảm sẽ bắt đầu phản ứng một cách dữ dội. Các biểu hiện bất thường có thể dễ dàng nhận biết bệnh hen phế quản như là: tình trạng khó thở, khò khè, ho, cảm thấy tức ngực.
Hen phế quản là bệnh lý có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, từ trẻ nhỏ cho đến người trưởng thành, người già. Những triệu chứng của bệnh đôi khi ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Nếu khi lên cơn mà không được chữa trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng ở bất cứ lúc nào khi tiếp xúc với dị nguyên. Dù cơn bệnh được kiểm soát thì những nguy hiểm vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho sức khỏe.
Những cơn hen phế quản thường xuất hiện đột ngột, bệnh nhân khó lường trước được. Tuy nhiên, đây là bệnh lý không mang tính truyền nhiễm nên các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh không lây sang người khác. Song nó lại có yếu tố di truyền vì thế những gia đình có người mắc bệnh hen suyễn sẽ có nguy cơ cao di truyền sang cho con cái.
Mặc dù là bệnh lý có nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bệnh, song bệnh hen phế quản không phải là bệnh nan y, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Muốn kiểm soát được tình trạng bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ các phương pháp điều trị, từ chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, lối sống cho đến việc sử dụng các toa thuốc được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa.
Sử dụng các loại thuốc tân dược có thể mang đến hiệu quả cao trong việc điều trị, chữa bệnh, nhưng khó tránh khỏi những tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Chính vì thế, người bệnh có thể tham khảo phương pháp điều trị thay thế bằng cách bổ sung các loại dược liệu thảo mộc, vừa an toàn lại có thể mang lại hiệu quả không thua kém gì tân dược.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh lý viêm phổi mãn tính do luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường do quá trình tiếp xúc lâu với các chất khí, hạt, vật kích thích, nhất là từ khói thuốc lá. Triệu chứng nhận biết bệnh gồm có khó thở, ho, tiết đờm và hơi thở khò khè. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể k khiến bệnh tình trở nặng.
Những người thường mắc phải bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường gọi tên các đối tượng hút thuốc lá nhiều. Đây là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lý này. Tuy nhiên, không loại trừ những bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh giãn phế quản, hen, di chứng của lao phổi…
Để có liệu pháp chữa trị kịp thời, người bệnh cần theo dõi các biểu hiện bệnh và thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt, tránh những tổn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến phổi và quá trình hô hấp. Cách để hạn chế mắc bệnh chính là ngừng hút thuốc lá ngay từ bây giờ, đồng thời quá trình điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể dùng kháng sinh và những loại thuốc bổ trợ, tình trạng nặng sẽ cần thở oxy hoặc thở máy… Quá trình phục hồi cần có những bài tập hít thở giúp hồi phục chức năng của phổi, những bài tập thể dục dành riêng cho bệnh nhân tắc nghẽn phổi mãn tính.
Một số cây thuốc nam giúp chữa bệnh, hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính mà bạn có thể tham khảo nếu lo ngại việc sử dụng thuốc tây có thể ảnh hưởng đến sức khỏe: Nghệ vàng, cỏ xạ hương, cây thường xuân, rễ osha, lá hen, oregano (thuộc họ bạc hà)…
Ung thư phổi
Nhắc đến ung thư là nói đến nỗi lo sợ mang tên “tử thần” đối với nhiều người bệnh. Với bệnh nhân ung thư phổi, tỷ lệ tử vong chiếm đến 80% nếu được phát hiện ở thời kì cuối, không còn khả năng phẫu thuật. Thời gian kéo dài chỉ có thể tối đa được 5 năm với những người có thể lực tốt.
Nguyên nhân của bệnh ung thư phổi có thể xuất phát từ lý do thường xuyên hút thuốc lá, môi trường làm việc, môi trường sống nhiều khói bụi, ô nhiễm, tiếp xúc với chất phóng xạ. Biểu hiện dễ nhận biết để người bệnh của thể phát hiện và có những can thiệp kịp thời đó là tình trạng ho kéo dài chữa mãi không khỏi, cảm giác khó thở, ho có đờm lẫn máu, ngực đau… Tình trạng bệnh kéo dài, nghiêm trọng có thể gây mệt mỏi, khàn giọng, khó nuốt, thể trạng yếu, gầy gò, đau xương… thậm chí có thể biến chuyển thành những bệnh lý khác.
Bệnh ung thư phổi cần được phát hiện sớm để có phác đồ điều trị phù hợp.
- Với những khối u nhỏ có thể can thiệp bằng phẫu thuật khi chưa bị di căn.
- Sử dụng biện pháp xạ trị để ức chế sự phát triển của khối u hoặc ngăn chặn sự di căn. Tuy nhiên phương pháp xạ trị có thể kéo dài tuổi thọ cho người bệnh nhưng khả năng chữa khỏi không cao.
- Điều trị bằng hóa chất có thể giảm bớt được 80 – 90 % tình trạng bệnh nhưng chỉ phù hợp với khối u nhỏ, nhưng nếu đã ở giai đoạn nặng thì việc hóa trị chỉ có tác dụng kéo dài sự sống hoặc giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.
- Bệnh nhân ở giai đoạn cuối có thể điều trị thông qua các phương pháp mang tính hỗ trợ, giúp bệnh nhân giảm bớt những cơn đau.
Nhiều thực tế cho thấy có những dược liệu thảo mộc có thể đẩy lùi được sự phát triển của tế bào ung thư, thậm chí là tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch của người bệnh để tăng khả năng chữa lành bệnh. Các phương pháp hỗ trợ chữa bệnh ung thư được lưu truyền trong sách cổ của y học cổ truyền.
Tràn dịch màng phổi
Tràn dịch màng phổi là bệnh lý khá phức tạp nhưng lại đang trở nên phổ biến trong đời sống con người. Đối tượng mắc bệnh không phân biệt già trẻ, lớn nhỏ khi trong phổi xuất hiện tình trạng dịch bất thường khiến cơ thể phản ứng. Biểu hiện ban đầu có thể là ho, khó thở. Tiếp đến là trạng thái suy hô hấp khiến sức khỏe của người bệnh trở nặng, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong.
Những người có bệnh nền về phổi nguy cơ bị tràn dịch màng phổi rất cao, ngoài ra các bệnh lý tim mạch, suy giảm chức năng, hệ miễn dịch cũng là những đối tượng thuộc diện nguy cơ mắc bệnh này.
Tràn dịch màng phổi có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Phương pháp điều trị được áp dụng khi các bác sĩ chuẩn đoán được nguyên nhân tình trạng bệnh như chọc hút dịch, dẫn lưu màng phổi, điều trị nội khoa hoặc điều trị hỗ trợ.
Ngoài những phương pháp điều trị bệnh tràn dịch màng phổi bằng y học hiện đại, thì việc sử dụng cây thuốc nam đã không còn xa lạ với nhiều người. Đã có nhiều nghiên cứu, thí nghiệm cho thấy khả năng hỗ trợ điều trị bệnh tràn dịch màng phổi của một số loại cây thuốc nam, dược liệu thảo mộc trong tự nhiên, giúp người bệnh thoát khỏi “cửa tử”.
Tràn khí màng phổi
Tràn khí màng phổi là bệnh lý diễn ra trong màng phổi khi một hoặc cả hai phổi rơi vào tình trạng bị xẹp do thoát khí vào khoang màng phổi. Vị trí này là khoảng không gian nằm giữa các lá màng phổi, hai lớp màng này lại có chức năng bao bọc, bảo vệ các lá phổi. Thực tế, diễn biến bệnh có thể gặp ở 2 trường hợp là tràn khí màng phổi tự phát và tái phát.
– Tràn khí màng phổi tự phát là hiện tượng khí từ nhu mô phổi thoát ra, ứ động trong khoang màng phổi và làm tổn thương các phế nang. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này không phải do tác động ngoại lực. Mà có thể do vỡ những bóng khí trên bề mặt phổi, hoặc yếu tố bẩm sinh, viêm tiểu phế quản. Trường hợp này dễ gặp với những người có cơ địa cao gầy, những người thường xuyên hút thuốc lá, cần sa… Trà khí màng phổi tự phát có thể gặp ở một số phụ nữ vào chu kì kinh nguyệt. Bệnh lý này có thể chuyển từ tự phát sang tái phát chiếm tỉ lệ khoảng 30%
– Tràn khí màng phổi tái phát thường xảy ra với những bệnh nhân đã mắc phải những bệnh hô hấp trước đó. Rơi vào trường hợp này thường được tiên lượng xấu, dễ gặp trên những bệnh nhân bị lao phổi, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…
Triệu chứng bệnh có thể nhận biết như đau thắt ngực đột ngột, với một số bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng ho, đau vai, đau giữa hai bả vai, choáng, tụt huyết áp, khó thở… Qua quan sát có thể thấy lồng ngực thiếu cân đối do tràn khí màng phổi sẽ khiến cho lồng ngực phồng to bất thường, sờ vào thấy rung thanh, gõ vào vùng khí có nghe vang hoặc vùng thấp thì xuất hiện dịch, máu có thể nghe đục hơn…
Việc chẩn đoán, xác định bệnh tình rất quan trọng để có hướng điều trị đúng đắn, hợp lý với từng người bệnh. Bởi mục tiêu trong điều trị bệnh tràn khí màng phổi là làm giảm áp lực lên phổi để quá trình hô hấp trở lại bình thường, ngăn ngừa sự tái phát.
Để hỗ trợ cho quá trình phục hồi của người bệnh, y học cổ truyền có những bài thuốc dân gian sử dụng dược liệu tự nhiên giúp thể trạng của người bệnh nhanh chóng phục hồi. So với chủ trị tân dược thì việc kết hợp thêm các loại thảo mộc tự nhiên, lành tính khiến người bệnh cảm thấy an toàn hơn khi sử dụng. Bởi không còn lo lắng vấn đề tác dụng phụ khi quá trình điều trị kéo dài.
Lao phổi
Lao phổi là bệnh lý có thể gây nên những tổn thương cho hệ hô hấp, từ lao thanh quản xuống khí phế quản, nhu mô phổi và màng phổi. Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh lao phổi cao. Trong khi đó, ngày càng có nhiều vấn đề về phương pháp điều trị bởi có những loại vi khuẩn lao kháng thuốc đang gia tăng. Vì thế, vấn đề sức khỏe của người bệnh lao phổi và khả năng điều trị dứt điểm luôn chiếm được sự quan tâm của cộng đồng.
Hiện nay, lao phổi chiếm đến 80 – 85% các ca bệnh về lao và có khả năng lây nhiễm cho những người xung quanh. Bệnh có thể phân thành lao phổi và lao ngoài phổi với các triệu chứng dễ nhận biết nhất là tình trạng ho kéo dài, liên tục khiến cơ thể mệt mỏi, giảm cân và mất cảm giác thèm ăn. Ho có thể là ho khan, ho có đờm hoặc ho ra máu. Nặng hơn có thể khiến bệnh nhân đau ngực, khó thở, ra mồ hôi vào ban đêm và những biểu hiện như sốt nhẹ về chiều.
Kể ra, những triệu chứng về bệnh lý liên quan đến phổi đều có sự tương đồng. Nên để có sự chẩn đoán chính xác, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm và có phác đồ điều trị thích hợp. Tránh việc lây nhiễm cho người thân và cộng đồng, giảm thiểu nguy cơ tử vong khi bệnh trở nặng.
Bệnh lao không phân biệt đối tượng, độ tuổi hay giới tính. Để phòng bệnh, nên tiêm phòng ngay từ sớm cho trẻ sơ sinh, duy trì thói quen sinh hoạt ăn uống, nghỉ ngơi, vận động một cách khoa học, tránh xa các chất kích thích, gây nghiện…
Bệnh lao phổi không phải khó điều trị, tuy nhiên người bệnh cần kiên trì và luôn giữ trạng thái tinh thần tốt nhất để chống lại bệnh tật. Có thể sử dụng các loại thảo dược, cây thuốc nam lành tính để hỗ trợ quá tình điều trị, giảm bớt tình trạng bệnh và tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho người bệnh.
Các loại dược liệu thảo mộc, cây thuốc nam giúp chữa bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh hô hấp
Bệnh hô hấp là những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, trực tiếp ảnh hưởng đến phổi nơi tiếp nhận oxy và đào thải cacbonic ra khỏi cơ thể. Mỗi diễn biến của bệnh đều có liên quan đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí là tính mạng. Vì thế, trước khi điều trị, người bệnh luôn cần được chẩn đoán đúng bệnh để có liệu pháp chữa bệnh hiệu quả nhất.
Y học hiện đại đã giúp các bệnh nhân mắc bệnh hô hấp có nhiều cơ hội được chữa bệnh hơn. Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuộc tân dược lại có thể khiến người bệnh gặp phải một số tác dụng phụ khiến tinh thần người bệnh sút giảm, nhất là khi phải điều trị trong thời gian dài.
Hiện nay, đông tây nam y kết hợp luôn mang đến cho người bệnh những giải pháp điều trị vừa an toàn lại hiệu quả. Do đó, có rất nhiều bệnh nhân đã tiếp nhận và lựa chọn sử dụng thêm các loại thuốc được y học cổ truyền kê đơn. Nhằm tăng cường thêm sức khỏe, nâng cao đề kháng, đạt được hiệu quả tốt nhất khi điều trị các bệnh về hô hấp.
Bệnh phổi kẽ, Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (copd), Cơn hen phế quản, Ho mãn tính, Khí phế thũng, Phù phổi, Tràn khí màng phổi, Ung thư phổi, Viêm phế quản, Viêm phổi