Dược Liệu Xanh báo giá dược liệu quý giá sỉ giá lẻ cây thuốc bài thuốc chữa Bệnh Xương Khớp

Hiển thị tất cả 2 kết quả

Dược Liệu Xanh cung cấp dược liệu quý rõ nguồn gốc trên vùng cao báo giá dược liệu quý giá sỉ giá lẻ cây thuốc bài thuốc chữa bệnh Xương Khớp. Bảng giá bán sỉ và lẻ đầu nguồn trà thảo dược, đồ ngâm rượu, cây thuốc nam chữa bệnh, thuốc đông y, thuốc bắc, cao dược liệu, bột dược liệu, viên dược liệu

Thiên nhiên ưu ái cho con người thảm thực vật vô cùng đa dạng và phong phú. Từ xa xưa, khi lĩnh vực y học chưa tiến bộ như bây giờ, cây cỏ trở thành loại thuốc hữu dụng và gần gũi với đời sống. Kể cả những món ăn đơn giản thường ngày, những loại rau củ cũng có thể trở thành vị thuốc bổ dưỡng, hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh nan y.
Với căn bệnh xương khớp, có rất nhiều những cây dược liệu được ghi chép trong sách y học cổ về cách dùng để hỗ trợ điều trị, giảm bớt những biến chứng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày hoặc khiến cho bệnh tình trở nặng.
Khái quát về bệnh xương khớp
Bệnh xương khớp được định nghĩa là tình trạng suy yếu của chức năng các khớp, dây chẳng, cơ bắp, thần kinh, gân và xương sống. Hậu quả là những cơn đau nhức khó chịu ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần và các sinh hoạt thường ngày. Mỗi nước di chuyển, mỗi cử động nhẹ cũng có thể gây nên những cơn đau khó chịu. Nếu không được chữa trị có thể để lại những di chứng, hậu quả khó lường, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.
Các loại bệnh xương khớp phổ biến thường gặp
Cơ thể chúng ta được cấu tạo bởi bộ khung xương và vì thế, cơ thể bao gồm các loại khớp khác nhau, ở mỗi vị trí như tay chân, cổ, lưng, hông… đều có sự tiếp xúc và liên kết giữa các khớp để giúp quá trình vận động, di chuyển phối hợp nhịp hàng, đúng chủ đích.

Nhiều nghiên cứu và khảo sát của các tổ chức y tế đã cho thấy số lượng người mắc các bệnh xương khớp có xu hướng tăng cao. Đáng báo động là căn bệnh này không loại trừ đối tượng những người trẻ. Đây là điều đáng để chúng ta lưu tâm bởi căn bệnh được xem là thường mắc phải ở những người bước vào giai đoạn trung niên, tuổi già thì nay đã không bỏ sót một ai. Trong đó các loại bệnh xương khớp phổ biến thường gặp như là:
1. Thoái hóa khớp
Đây là tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn bị bào mòn, lượng dịch nhày giúp bôi trơn tiết ra không đủ khiến cho các khớp bị khô, cứng, dẫn đến quá trình vận động trở nên đau nhức.
Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh
Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa khớp trước tiên phải kể đến lý do tuổi tác, quá trình lão hóa đã khiến các sụn khớp bị khô cứng, chức năng vận động gặp khó khăn. Thứ hai là tình trạng bệnh béo phì, mất kiểm soát cân nặng khiến cho các khớp, phải chống đỡ với khối lượng cơ thể nặng nề trong suốt thời gian dài đã làm biến dạng các khớp. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khách quan khác như dị tật bẩm sinh hoặc yếu tố di truyền.
Dấu hiệu để nhận biết bệnh thoái hóa khớp đó là sự cảm nhận cơn đau, cứng khớp, các khớp bị sưng, biến dạng ảnh hưởng đến quá trình vận động. Khi di chuyển hay vận động mạnh có thể cảm thấy, nghe thấy âm thanh tiếng xương khớp va vào nhau “lộp cộp”.
Nếu không được điều trị kịp thời, nguy cơ biến chứng, bệnh trở nên mãn tính sẽ ảnh hưởng đến chức năng vận động của người bệnh, gây nên những tâm lý lo lắng, tác động tiêu cực đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Phương pháp điều trị
Trước khi đối diện với nguy cơ bệnh xương khớp, thoái hóa khớp, mỗi người nên thường xuyên tập thể dục, vận động phù hợp với lứa tuổi để ngăn ngừa bệnh. Đồng thời với người bệnh đang trong quá trình điều trị, có thể kết hợp vận động thể dục nhẹ nhàng, ăn uống điều độ, cung cấp đủ chất dinh dưỡng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
Ngoài ra, để hỗ trợ quá trình điều trị cho những người mắc bệnh thoái hóa khớp, một số vị thuốc nam lành tính có nguồn gốc thực vật sẽ giúp cải thiện hiệu quả những cơn đau, tình trạng bệnh.
2. Viêm khớp
Tình trạng bệnh viêm khớp thường xuất hiện ở các vị trí khớp đầu gối, cổ tay, chân, ngón tay, khớp háng… với tình trạng sưng đau
Nguyên nhân và biểu hiện bệnh
Nguyên nhân liên quan đến bệnh viêm khớp chủ yếu do sụn bị thoái hóa hoặc tổn thương dẫn đến quá trình vận động, các đầu khớp cọ vào nhau gây cảm giác đau nhức. Và vì thế, quá trình vận động của con người kém linh hoạt như một cách phản ứng của cơ thể.
Các triệu chứng thường thấy của bệnh viêm khớp là tình trạng đau nhức, sưng tấy, nóng đỏ tại vị trí các khớp, thường gặp nhất là ở tay và chân. Tình trạng đau nhức có thể kéo dài ngay cả khi người bệnh không vận động, tần suất các cơn đau xuất chủ yếu xuất hiện về đêm gây nên tình trạng mất ngủ. Ngoài ra còn có các biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, sốt…
Phương pháp điều trị
Đối với những bệnh liên quan đến vận động như viêm khớp thì ngoài liệu trình điều trị bằng thuốc do bác sĩ kê toa. Người bệnh cần tập thói quen ăn uống và tập thể dục điều độ để cải thiện dần tình trạng đau nhức, giúp cho quá trình vận động trở nên linh hoạt hơn.
Ngoài ra, việc kết hợp sử dụng thêm một số bài thuốc nam, dược liệu từ cây cỏ thuần túy, gần gũi với đời sống cũng có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Nhất là những loại thảo dược giúp cải thiện hàm lượng chất béo trong cơ thể, tăng cường sự sản sinh chất nhờn bôi trơn và làm dày sụn khớp…
3. Thoát vị đĩa đệm
Đây là tình trạng bệnh nhân vị dịch chuyển vị trí đĩa đệm ra khỏi đốt sống. Tình trạng này thường xảy ra khi cơ thể xuất hiện những vận động vận động mạnh, bất ngờ trong khi đĩa đệm đã bị thoái hóa, nứt, rách… dẫn đến sự xuất hiện của các cơn đau về thần kinh.
Nguyên nhân và dấu hiệu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm, song có thể kể đến những lý do phổ biến như: tuổi tác, di truyền, vận động mạnh sai tư thế, chấn thương, béo phì…
Dấu hiệu để nhận biết tình trạng bệnh còn tùy thuộc vào vị trí bị thoát vị. Tuy nhiên, có thể điểm qua một số triệu chứng như đau, tê nhức chân tay, bị hạn chế khi vận động, hay vận động di chuyển thiếu sự linh hoạt…
Phương pháp điều trị
Để điều trị chính cho căn bệnh thoát vị đĩa đệm, chủ yếu phải dựa vào kỹ thuật vật lý trị liệu. Đây là giải pháp can thiệp vào thần kinh cột sống để giúp đẩy lùi tình trạng bệnh. Với những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này, việc mang vác đồ nặng cần hạn chế. Trong quá trình trị liệu cần kiểm soát cân nặng và thăm khám thường xuyên để kiểm tra tiến trình bệnh.
Một số loại thảo dược hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ giúp cải thiện trạng thái thần kinh của người bệnh. Các loại thảo mộc có sẵn trong tự nhiên khá lành tính, được sử dụng như những gia vị, bài thuốc dân gian đơn giản được y học cổ truyền ghi chép trong sách cổ.
4. Bệnh loãng xương
Loãng xương là hiện tượng xương trở nên giòn, xốp do mật độ chất bên trong cấu tạo xương ngày càng mỏng dần, khiến xương dễ bị thương tổn, dễ gãy khi va chạm, chấn thương nhẹ.
Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh
Nguyên nhân chính của bệnh loãng xương đó chính là tuổi tác. Bệnh lý này thường rơi vào những đối tượng là người trung niên, người già, phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh…
Dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương có thể quan sát và cảm nhận được đó chính là triệu chứng đau nhức xương kèm theo cột sống bị đau cứng cơ, giật cơ; Chiều cao giảm do cột sống lưng bị gù, vẹo; Thường xuyên xuất hiện các tình trạng chuột rút, ớn lạnh, ra nhiều mồ hôi; Bệnh đặc biệt thường gặp đối với những người mắc các bệnh lý về huyết áp cao, tiểu đường, thoái hóa khớp…
Phương pháp điều trị
Tập thể dục có thể nói là liệu pháp điều trị tích cực cho những bệnh lý liên quan đến xương khớp cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh. Với bệnh loãng xương, các bài tập giúp gia tăng sức chịu lực của khung xương, cơ bắp sẽ giúp kiểm soát được tình trạng bệnh. Ngoài ra, chế độ ăn uống đảm bảo đủ chất, đặc biệt là bổ sung thành phần canxi ít nhất 1.200mg/ngày và vitamin D ít nhất 800 IU/ngày. Hạn chế các chất kích thích như hút thuốc lá, bia rượu. Thận trọng trong quá trình di chuyển bởi chỉ cần một sơ xuất có thể khiến xương bị gãy.
5. Bệnh gout
Gout là bệnh lý nằm trong nhóm bệnh xương khớp với các dấu hiệu dễ nhận biết là sưng tấy đỏ và đau ở các khớp. Nguyên nhân xuất phát từ việc hàm lượng uric trong máu tích tụ gây nên tình trạng viêm ở các khớp.
Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh
Khi nồng độ axit uric trong máu cao, vượt quá mức cho phép khiến cho việc hòa tan của urat trong huyết tương gặp trở ngại sẽ gây nên tình trạng bệnh gout. Nguyên nhân của việc dư thừa này là do chế độ ăn uống, đúng hơn là thành phần thức ăn chứa nhiều purin, kèm theo uống nhiều bia rượu. Bệnh lý này thường gặp chủ yếu ở nam giới và số ít là phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh.
Dấu hiệu nhận biết là: các khớp bị sưng tấy đỏ thường diễn ra vào sáng sớm; những cơn đau đột ngột, dữ dội, và khi chạm vào cảm thấy nóng xung quanh bị trí khớp, đau dữ dội hơn…
Phương pháp điều trị
Biết được nguyên nhân của bệnh là cách để điều trị bệnh tốt nhất. Với bệnh gout, người bệnh cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, giảm hàm lượng chất đạm tăng cường chất xơ, ăn nhiều rau củ quả… Ngoài ra còn kết hợp vận động nhẹ, tránh căng thẳng mệt mỏi, tránh lạnh, chế độ thể dục thể thao phù hợp, duy trì đều đặn.
Sử dụng thêm một số loại thảo dược cây thuốc nam để giúp điều tiết lại hàm lượng uric trong máu cũng là giải pháp giúp cải thiện hiệu quả, giảm đáng kể tình trạng sưng tấy, đau nhức khớp.
6. Bệnh đau nhức cơ xương khớp
Đây là tình trạng bệnh thường gặp đối với dân văn phòng, khi thường xuyên ngồi làm việc liên tục 8 tiếng/ngày. Trong khi đó, làm việc chủ yếu tiếp xúc với ánh sáng máy tính trong môi trường máy lạnh, ít ánh sáng tự nhiên. Căn bệnh này có thể gặp đối với bất cứ lứa tuổi nào, kết cả những người trẻ, bao gồm độ tuổi từ 25 – 27 giai đoạn bắt đầu ngưng phát triển về hệ xương.
Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh
Nguyên nhân xuất phát từ việc ngồi làm việc liên tục trong một tư thế trong thời gian dài gây nên tình trạng mỏi cơ, căng cơ… Hơn nữa, môi trường làm việc văn phòng ít tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, nguồn cung cấp vitamin D cho cơ thể. Việc lười vận động cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến cho xương khớp dễ rơi vào trạng thái thoái hóa.
Biểu hiện rõ rệt nhất đối với bệnh đau nhức xương khớp ở dân văn phòng là tình trạng đau lưng, mỏi xương, đau vai gáy, đốt sống cổ, đau nửa đầu…
Phương pháp điều trị
Để hạn chế tình trạng bệnh nên đứng lên đi lại, vận động nhẹ tại chỗ để máu huyết lưu thông, các cơ, khớp được bôi trơn, thư giãn… Đồng thời cung cấp đủ lượng nước cần thiết trong ngày bởi nước là thành phần quan trọng để tăng cường cấu trúc xương và các hoạt động khác của cơ thể. Ngoài ra chế độ làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, luôn giữ trạng thái vui vẻ, tránh căng thẳng, hình thành lối sống lành mạnh, không bia rượu, thuốc lá… Đây là giải pháp tối ưu nhất để điều trị bệnh đau nhức xương khớp ở dân văn phòng.
Các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên sẽ phát huy được hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh đau nhức xương khớp cho dân văn phòng, khi giúp cải thiện tinh thần, giảm căng thẳng, stress do áp lực công việc…
Các loại thảo dược tự nhiên hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp
Các loại cây dược liệu tác dụng diệu kì trong việc hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp bạn nên biết gồm có: Cây Cỏ xước, Cây Cốt khí củ, Cây Địa liền, Cây Hy thiêm, Cây Lá lốt, Cây Náng, Cây Ngũ gia bì chân chim, Cây Dâu, Ngải cứu, Cây Đinh Lăng, Gừng, Cây thiên niên kiện, Dây đau xương, cây trinh nữ, Cây gối hạc, Cây Cúc tần (Từ Bi), Cây bìm bịp (xương khỉ)
Đây là những loại cây thảo dược quen thuộc và có thể tìm kiếm dễ dàng tại Việt Nam. Hiện nay, những cây dược liệu này đã được ươm giống và gieo trồng tại các vườn dược liệu. Một số gia đình còn tận dụng khoảng không gian hoặc diện tích nhỏ để tự trồng một số loại cây dược liệu để có thể dùng bất cứ lúc nào cần thiết.

7 Bài thuốc nam hỗ trợ điều trị bệnh Gout đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Kết hợp với phương pháp điều trị tây y sẽ có kết quả khả thi hơn, giảm thiểu những tác dụng phụ của thuốc tây.
0 out of 5
Giá: Liên hệ
Mua ngay
Thảo Mộc An Gout là dược liệu thảo mộc tự nhiên, được kết hợp từ nhiều loại thuốc nam quen thuộc với đời sống con người. Bài thuốc gia truyền này được lưu truyền nội bộ với tác dụng giúp đào thảo muối urat ra ngoài cơ thể, giảm các triệu chứng thoái hóa khớp, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp do Gout gây ra…
0 out of 5
Giá: Liên hệ
Mua ngay