Mục lục nội dung
- 1 Mô tả về dược liệu Thục địa
- 2 Vị thuốc Thục địa
- 3 Bài thuốc sử dụng Thục địa
- 3.1 1. Bài thuốc trị đại dịch khó cứu, ôn độc phát ban
- 3.2 2. Bài thuốc trị chảy máu cam tái phát nhiều lần
- 3.3 3. Bài thuốc trị chảy máu cam và ngực có nhiều nhiệt
- 3.4 4. Bài thuốc trị tiểu ra máu và huyết nhiệt
- 3.5 5. Bài thuốc trị thoái hóa cột sống và viêm
- 3.6 6. Bài thuốc trị huyết trưng
- 3.7 7. Bài thuốc trị huyết áp cao
- 3.8 8. Bài thuốc trị có thai mà bị ra huyết
- 3.9 9. Bài thuốc trị dương minh ôn bệnh
- 3.10 10. Bài thuốc trị ra máu màu hồng tươi, trường phong tạng độc
- 3.11 11. Bài thuốc trị vô sinh nữ
- 3.12 12. Bài thuốc trị táo bón do âm hư
- 3.13 13. Bài thuốc trị tiểu đường
- 4 Kiêng kỵ khi sử dụng Thục địa
Thục địa là một vị thuốc Đông y vị ngọt, tính hàn, qui vào kinh Can, Tâm, Tỳ, Phế. Vị thuốc này thường được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường, vô sinh ở nữ giới, tiểu ra máu, di tinh,…
- Tên khác: Cửu chưng thục địa sa nhân mạt bạn, Sao tùng thục địa, Địa hoàng thán, Địa hoàng than, Sinh địa, Thục địa hoàng,…
- Tên khoa học: Rehmannia glutinosa Libosch
- Họ: Hoa mõm chó (danh pháp khoa học: Scrophulariaceae)
Mô tả về dược liệu Thục địa
1. Đặc điểm cây thuốc
Thục địa là cây thân thảo sống lâu năm, cây được ứng dụng để bào chế thuốc. Một số đặc điểm nhận dạng Thục Địa như sau:
- Cây cao tầm 20 – 30 cm. Lá thường mọc túm lại dưới gốc cây và mọc đối xứng ở các đốt thân.
- Lá có hình bầu dục dài, mép có răng cưa, nhiều nếp nhăn. Lá gần gốc cây dài, hẹp.
- Toàn thân có phủ một lớp lông trắng mềm, mịn.
- Thuộc nhóm cây rễ củ, mỗi cây có 5 – 7 củ. Củ có cuống, vỏ có màu đỏ nhạt.
- Hoa mọc thành chùm trên ngọn cây, có 5 cánh, đài có hình chuông. Bên ngoài hoa có màu đỏ tím, bên trong màu vàng có vân tím.
- Quả bế đôi, hình tròn trứng, bên trong có nhiều hạt nhỏ màu nâu nhạt.
2. Dược liệu
Củ là bộ phận được ứng dụng làm thuốc của Thục địa. Củ có màu đen huyền, mềm mại, không dính tay, thớ dai.
Tên vị thuốc: Thục địa. Tên dược liệu đã chế biến: Radix Rehmanniae.
3. Phân bố
Thục địa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tại Việt Nam có thể tìm thấy Thục địa tại vùng trung du và đồng bằng Bắc bộ.
Hiện tại, Thục địa đã được di thực về trồng tại các vườn dược liệu trên cả nước để làm thuốc.
4. Bộ phận sử dụng
Củ Thục địa là bộ phận được sử dụng làm dược liệu.
5. Bào chế thuốc
Có hai cách bào chế dược liệu sinh địa như sau:
- Chọn những củ Sinh địa to, chắc mang đi ngâm với rượu sa nhân theo tỷ lệ 700 g thục địa : 10 lít rượu. Ngâm như vậy suốt 1 đêm, sau đó cho vào nồi đồ trong 1 ngày rồi mang đi phơi nắng. Thực hiện lặp lại như vậy 9 lần (gọi là cửu chưng cửu sái). Sau đó thu được dược liệu Thục địa (trích Lôi Công Bào Chích Luận).
- Mang 10 kg Sinh địa đi rửa sạch, để ráo nước. Tiếp đó lấy 5 lít nước nấu với 300 g bột Sa nhân, sau khi cạn còn 4,5 lít thì dùng nước Sa nhân tẩm vào Thục địa rồi mang đi nấu trực tiếp trong 2 ngày 2 đêm. Vớt Thục địa ra để cho ráo nước sau lại mang đi tẩm bóp cùng rượu và phơi khô. Thực hiện như vậy 9 lần để thu được dược liệu (theo Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
6. Bảo quản
Bảo quản dược liệu trong thùng kín, tránh sâu bọ, côn trùng, nhiệt độ cao và nơi ẩm ướt.
7. Thành phần hóa học
Các thành phần hóa học có trong Thục địa như sau:
- B – Sitosterol
- Arginine
- Mannitol
- Rehmannin,
- Catalpol
- Campesterol
- Stigmasterol
- Glucose
Vị thuốc Thục địa
1. Tính vị
Vị ngọt, tính hàn (theo Bản Kinh).
Vị đắng, không có độc (theo sách Biệt Lục).
Vị ngọt, tính ôn (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
Tính hơi hàn (theo Thực Liệu Bản Thảo).
2. Quy kinh
Qui vào kinh Can, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
Qui vào kinh Can, Phế, Tâm, Tỳ (theo Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
Qui vào 3 kinh âm ở chân Tỳ, Thận, Can (trích Bản Thảo Tùng Tân).
Qui kinh thiếu âm Tâm, túc thiếu âm Thận, túc Quyết âm Can, thủ Quyết âm Tâm bào (theo Thang Dịch Bản Thảo).
3. Tác dụng dược lý
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy:
- Đối với hệ thống miễn dịch: Có tác dụng ức chế miễn dịch tương tự như Corticosteroid. Tuy nhiên, dược liệu không làm teo nhỏ vỏ thượng thận (theo Trung Dược học).
- Tác dụng với đường huyết: Có tác dụng hạ đường huyết. Một số nghiên cứu trên chuột cho thấy Thục địa làm tăng đường huyết nhưng không làm tăng nồng độ đường trong máu (theo Trung Dược Học).
- Kháng viêm: Nghiên cứu thực hiện trên chuột cống bằng cách gây viêm bằng Formalin ở chân và đùi. Sau khi được áp dụng nước sắc Thục địa, cho thấy dược liệu có tác dụng chống viêm (theo Trung Dược học).
- Nước sắc từ thân cây Thục địa còn có tác dụng cầm máu, lợi tiểu, kháng nấm, hạ áp, tăng cường sức khỏe tim mạch, bảo vệ gan và chống lại các chất phóng xạ.
Tác dụng dược lý theo y học cổ truyền:
- Trục huyết, chấn cốt thủy, trương cơ nhục: Nấu nước uống có thể trừ hàn nhiệt tích tụ, làm cho cơ thể nhẹ nhàng, hạn chế lão hóa (theo Bản Kinh).
- Bồi bổ khí huyết hư, hỗ trợ lưu thông máu (theo Trân Châu Nang).
- Chủ trị nam bị ngũ lao bất thường, phụ nữ bị thương trung, hạ huyết, lưu thông huyết mạch (theo Biệt Lục).
- Bồi bổ cơ thể, hạ huyết, sử dụng lâu năm có thể tăng tuổi thọ (theo Dược Tính Luận).
- Dưỡng âm, thoái dương, sinh huyết, điều trị tâm phiền, bứt rứt, điều kinh, an thai, lợi tiểu (theo Bản Thảo Tùng Tân).
- Dùng kèm Mạch môn có tác dụng giải rượu (theo Thảo Kinh Tập chú).
- Kết hợp với rượu có thể dẫn thuốc đi lên và ra bên ngoài cơ thể (theo Dụng Dược Tâm Pháp).
- Tẩm với nước gừng điều trị đầy ở ngực, sử dụng với rượu thì không làm hại dạ dày (theo Bản Thảo Cương Mục).
- Bổ thận, ích âm huyết (theo Bản Thảo Kinh Sơ).
4. Cách dùng – Liều lượng
Liều lượng khuyến cáo là 12 – 60 g mỗi ngày.
Cách dùng:
- Thái thành lát mỏng
- Nấu thành cao đặc
- Tán thành bột
Bài thuốc sử dụng Thục địa
1. Bài thuốc trị đại dịch khó cứu, ôn độc phát ban
Chuẩn bị:
- Thục địa 240 g
- Đậu xị 480 g
- Mỡ lợn 960 g
- Hùng hoàng và Xạ hương kích thước bằng hạt đậu.
Thực hiện:
- Mang tất cả nguyên liệu đi nấu sôi 5, 6 lượt. Đến khi cạn còn 3 phần đến cho thêm Hùng hoàng, Xạ hương trộn đều và uống.
2. Bài thuốc trị chảy máu cam tái phát nhiều lần
Chuẩn bị:
- Thục địa
- Câu kỷ tử
- Địa cốt bì
Mỗi vị thuốc phân vị bằng nhau.
Thực hiện:
- Mỗi ngày sắc 8 g thuốc uống cùng với mật ong. Mỗi ngày 3 lần.
3. Bài thuốc trị chảy máu cam và ngực có nhiều nhiệt
Chuẩn bị:
Mỗi vị thuốc phân lượng bằng nhau, dùng uống với nước lạnh.
4. Bài thuốc trị tiểu ra máu và huyết nhiệt
Chuẩn bị:
- Hoàng cầm (sao vàng) 20 g
- A giao (sao vàng) 4 g
- Trắc diệp (sao vàng) 4 g
- Thục địa 8 g
Sắc uống sau bữa ăn chính.
5. Bài thuốc trị thoái hóa cột sống và viêm
Chuẩn bị:
- Dùng Thục địa 30 cân
- Nhục thung dung 20 cân
- Kê huyết đằng đều 20 cân
- Dâm dương hoắc 20 cân
- Cốt toái bổ 20 cân
Thực hiện:
- Mang đi sấy khô, tán thành bột, ray mịn.
- Sắc các vị thuốc còn lại thành cao đến khi trọng lượng còn 22 cân thì thêm 3 cân Mật vào, trộn đều và làm thành viên hoàn.
- Mỗi lần sử dụng 2 hoàn (khoảng 5 g), mỗi ngày 2 – 3 lần.
6. Bài thuốc trị huyết trưng
Chuẩn bị:
- Ô tặc cốt 80 g
- Thục địa 40 g
Thực hiện:
- Mang các vị thuốc tán thành bột mịn.
- Khi sử dụng thì chia thành 7 lần, uống kèm rượu.
7. Bài thuốc trị huyết áp cao
Để điều trị huyết áp cao, mỗi ngày sử dụng 20 – 30 g Thục địa, liên tục trong 2 – 3 tuần. Kiên trì thực hiện để đạt hiệu quả tối đa.
8. Bài thuốc trị có thai mà bị ra huyết
Chuẩn bị:
- Thục địa 240 g
- Can khương (bào nhỏ) 40g
Thực hiện:
- Tán 2 vị thuốc trên thành bột.
- Mỗi ngày chia uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa uống kèm rượu.
9. Bài thuốc trị dương minh ôn bệnh
Chuẩn bị:
- Nguyên sâm 40 g
- Mạch môn (để lõi) 32 g
- Thục địa 32 g
Thực hiện:
- Sắc cùng 8 chén nước đến khi còn 3 chén.
- Khi nào thấy miệng khô thì uống. Nếu chưa đi đại tiện được thì lại uống.
10. Bài thuốc trị ra máu màu hồng tươi, trường phong tạng độc
Chuẩn bị:
- Thục địa 1 cân
- Hoàng bá (sao vàng) 1 cân
Thực hiện:
- Tán mịn 2 loại dược liệu trên. Sau đó trộn với mật ong làm thành viên hoàn, do bằng hạt ngô đồng.
- Mỗi lần dùng 80 – 90 viên với nước cơm. Dùng thuốc khi đói, trước bữa ăn chính.
11. Bài thuốc trị vô sinh nữ
Chuẩn bị:
- Hoài sơn 240 g
- Bạch linh 160 g
- Đơn bì 120 g
- Sơn thù 200 g
- Trạch tả 120 g
Thực hiện:
- Thục địa mang đi nấu cao sau đó trộn đều cùng với mật ong.
- Các vị thuốc còn lại tán mịn, sau đó trộn với mật ong và thục địa, làm thành hoàn (viên 10 g).
- Mỗi lần dùng 2 hoàn, 2 lần một ngày.
12. Bài thuốc trị táo bón do âm hư
Thục địa 80 g sắc với thịt heo, dùng nước để uống cho đến khi đi đại tiện bình thường.
13. Bài thuốc trị tiểu đường
Sử dụng Thục địa 12 g, Thái tử sâm 16 g, Ngũ vị tử 8 g sắc thành thuốc uống.
Kiêng kỵ khi sử dụng Thục địa
Kiêng kỵ khi dùng Thục địa:
- Cơ thể thiên hàn, tích tụ khí, dịch tiết không được dùng (theo Y Học Nhập Môn).
- Thiếu dương khí, vị khí hư hàn, ngực đầy, tuyệt đối không dùng (theo Đắc Phối Bản Thảo).
- Kỵ Bối Mẫu, Vô di (theo Bản Thảo Kinh Tập Chú).
- Kỵ Tam bạch (theo Dược Tính Luận).
- Kỵ La bặc, Phỉ bạch, Thông bạch, Cửu bạch (theo Dược Phẩm Tinh Yếu).
Độc tính: Thục địa có một lượng độc tính nhẹ. Do đó, người dùng có thể bị tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt do thiếu khí và thường hay hồi hộp (theo Chinese Herbal Medicine).
Thục địa là vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, khi sử dụng cần có sử chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc chuyên môn. Không tự ý sử dụng vị thuốc để tránh các trường hợp không mong muốn.
Review Thục địa
Chưa có đánh giá nào.