Mục lục nội dung
- 1 Mô tả dược liệu cây hồng hoa
- 2 Vị thuốc hồng hoa
- 3 10 bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu cây hồng hoa
- 3.1 1. Chữa thối tai chảy nước vàng
- 3.2 2. Bài thuốc điều trị kinh nguyệt không thông
- 3.3 3. Điều trị hành kinh đau bụng
- 3.4 4. Điều trị sưng tấy do chấn thương ngoại khoa
- 3.5 5. Điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng
- 3.6 6. Điều trị thống kinh
- 3.7 7. Điều trị đau tại chỗ do chấn thương
- 3.8 8. Điều trị ban sởi
- 3.9 9. Điều trị sưng tấy do té ngã
- 3.10 10. Điều trị cổ họng sưng tắc nghẹn
- 4 Những lưu ý khí sử dụng cây hồng hoa
Cây hồng hoa là một loại dược liệu từ lâu đã xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc về khí huyết. Hồng hoa có tác dụng rất tốt trong điều hòa kinh nguyệt, trị đau do ứ huyết, đau bụng kinh…
- Tên khác: Cây rum
- Tên khoa học: Carhamus tinctorius L
- Họ: Hướng dương, Cúc tây (Asteraceae)
Mô tả dược liệu cây hồng hoa
1. Đặc điểm thực vật
Hồng hoa được biết đến là một vị thuốc quý, cây nhỏ và sống hằng năm. Chiều cao của cây ở khoảng từ 0,6 đến 1m hoặc hơn. Thân đứng, nhẵn và có vạch dọc, phân cành ở phía ngọn.
Lá của cây hồng hoa mọc so le nhau và gần như không có cuống, gốc lá tròn ôm lấy thân cây. Phiến lá có hình bầu dục hoặc hình trứng dài khoảng 4 – 9cm, rộng khoảng 1 – 3cm, chóp nhọn sắc còn mép lá thì có hình răng cưa nhọn nhưng không đều. Mặt lá nhẵn, có màu xanh lục sẫm, các gân lá ở chính giữa thường lồi cao.
Cụm hoa thường mọc ở ngọn hoặc chót cành và bao chung với nhiều vòng lá bắc có hình dạng cũng như kích thước khác nhau. Lá bắc có gai ở bên mép hoặc ở chóp. Hoa của cây thì nhỏ, có màu đỏ cam, đính trên đế hoa dẹt. Quả của cây hồng hoa là dạng quả bế, hình trứng và có 4 vạch lồi.
2. Bộ phận sử dụng
Hoa chính là bộ phận của cây hồng hoa được sử dụng để làm vị thuốc.
3. Phân bố
Ở nước ta, trước đây, cây hồng hoa được trồng rất nhiều ở tỉnh Hà Giang. Nhưng đến nay thì dược liệu được nhân giống rộng rãi ở nhiều nơi khác. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.
4. Thu hái và sơ chế
Cây hồng hoa thường được thu hái vào đầu mùa hè mỗi năm. Chỉ hái khi những cánh hoa đã chuyển từ sắc vàng sang sắc đỏ. Không nên thu hái những bông hoa đã rụng bởi tác dụng dược lý đã giảm đi nhiều.
Thu hái xong, người dùng cần tiến hành khâu sơ chế dược liệu. Chỉ nên giữ lại cánh hoa và hạt còn phần đài hoa thì bỏ đi. Cánh hoa đem gói thành từng bánh hoặc giã nát rồi vắt thành miếng. Phần hạt của cây hồng hoa chứa rất nhiều protein và dầu. Vì thế nên giữ lại để ép lấy dầu sử dụng hằng ngày để tận dụng hết giá trị của cây hồng hoa.
Đem hồng hoa đã sơ chế đi hong khô trong bóng râm, nơi thông thoáng, có nhiều gió. Không nên phơi trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nhất là nắng gắt. Bởi điều này có thể khiến dược liệu bị đổi màu.
5. Bảo quản
Đối với dược liệu hồng hoa, cần bảo quản ở những nơi khô ráo, thông thoáng. Đồng thời, sử dụng gói hút ẩm để giúp cho cánh hoa không bị mềm, mốc hoặc bị vụn.
6. Các thành phần hóa học
Trong phần hoa có 2 sắc tố chính là vàng và đỏ. Sắc tố đỏ chính là carthain chiếm 0,3-0,6% và không tan trong nước. Sắc tố vàng thì lại tan trong nước. Lúc này isocarrthamin sẽ dần chuyển thành luteolin 7 – glucosid, carthami và 3- rhamnoglucosid của kaempferol.
Phần hạt của cây hồng hoa có chứa 20-30% dầu cùng với 12-15% protein. Dầu của hồng hoa rất giàu glycerid của các acid béo không trung hòa và có hàm lượng lên tới 90%.
Vị thuốc hồng hoa
1. Tính vị
Dược liệu hồng hoa có tính ấm và vị cay.
2. Quy kinh
Được qui vào 2 kinh tâm, can.
3. Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu từ y học hiện đại:
- Kích thích quá trình co bóp của tử cung rất rõ ràng, nhất là khi sử dụng với liều lượng lớn.
- Tạo hưng phấn trong một khoảng thời gian ngắn với cơ trơn của ruột.
- Giúp hạ huyết áp.
- Làm tăng sự co bóp của tim, co cơ trơn phế quản, co nhỏ các mạch máu tại thận.
Theo các tài liệu Đông y:
- Công dụng: Hoạt huyết khu ứ thông kinh.
- Chủ trị: Bế kinh, kinh ứ trệ, ứ đau do chấn thương, sản dịch sau sinh không xuống được, đau do ứ huyết, đau bụng kinh, các chứng trưng hà tích tụ…
4. Cách dùng và liều dùng
Cây hồng hoa có thể được dùng sống hay sắc lấy nước uống để dưỡng huyết đều được. Ngoài ra, có thể mang dược liệu đi tẩm rượu với tác dụng hoạt huyết, phá huyết.
Liều dùng: Từ 3 đến 10g/ngày.
Để phân biệt dược liệu hồng hoa thật giả, bạn có thể lấy vài cánh hồng hoa đặt trong 1 chén nước ấm. Phơi trong khoảng 2 – 3 lần vẫn còn thấy màu đỏ thì là dược liệu tốt.
10 bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu cây hồng hoa
Với đặc tính dược lý vượt trội, hồng hoa từ lâu đã góp mặt trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền. Phải kể đến như:
1. Chữa thối tai chảy nước vàng
- Bài thuốc 1: Sử dụng 3,5 chỉ hồng hoa, và 5 chỉ bạch phàn thứ khô và tán thành dạng bột mịn. Vệ sinh tai sạch sẽ rồi cho thuốc bột này vào lỗ tai. Với trường hợp không có hồng hoa tươi thì có thể dùng cành hay lá để thay thế.
- Bài thuốc 2: Sử dụng 1 lượng hồng hoa và chia đều thành 4 phần bằng nhau. Tiến hành nấu sôi với 1 bát rượu và uống ngay khi còn ấm.
2. Bài thuốc điều trị kinh nguyệt không thông
- Dược liệu: Hồng hoa, ngưu tất, đương quy, sinh địa, diên hồ sách, xích thược, ích mẫu, xuyên khung với liều lượng bằng nhau. Tổng cộng từ 3 – 4 lượng.
- Thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc đem đi rửa sạch với nước muối rồi cho vào nồi. Sắc chung với khoảng 1 lít nước lọc cho đến khi còn khoảng 300ml thì ngưng. Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Nên uống khi thuốc còn ấm nóng.
3. Điều trị hành kinh đau bụng
- Dược liệu: 3 chỉ hồng hoa, 200ml rượu trắng.
- Thực hiện: Cho dược liệu vào nồi và sắc chung với rượu trên lửa nhỏ. Đến khi lượng rượu vơi đi 1 nửa thì tắt bếp. Chia thuốc đã sắc thành 3 lần uống/ngày.
4. Điều trị sưng tấy do chấn thương ngoại khoa
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị 10g hồng hoa, 10g đào nhân, 10g sài hồ, 10g đương quy, 10g đại hoàng. Đem rửa sạch tất cả được liệu này với nước muối rồi cho vào nồi. Thêm vào nồi 300ml rượu và 300ml nước rồi sắc đến khi còn phân nửa. Chia làm 3 lần uống, mỗi ngày chỉ dùng 1 thang thuốc duy nhất.
- Bài thuốc 2: Cần có 120g hồng hoa, 120g đào nhân, 120g đương quy, 240 chi tử. Rửa thạch các dược liệu này với nước muối rồi đem phơi héo dưới bóng râm. Sau đó tán thành bột mịn. Khi cần lấy 1 lượng bột thuốc vừa đủ đem trộn với giấm rồi đun nóng. Chờ cho hỗn hợp vừa ấm thì dùng đắp tại chỗ sưng đau.
5. Điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng
- Dược liệu: Chuẩn bị 60g hồng hoa và 12 quả đại táo.
- Thực hiện: Rửa sạch dược liệu rồi đem cho vào nồi sắc chung với 300ml nước lọc. Đun trên lửa nhỏ đến khi lượng nước vơi còn khoảng 150ml thì ngưng. Sau đó lọc lấy phần nước bỏ phần cái. Hòa 60ml mật ong vào nước thuốc rồi uống khi còn ấm.
6. Điều trị thống kinh
- Dược liệu: Chuẩn bị 1,5 chỉ hồng hoa, 3 chỉ diên hồ sách, 1 chỉ xuyên khung, 3 chỉ đương quy, 3 chỉ hương phụ.
- Thực hiện: Rửa sạch các dược liệu đã chuẩn bị với nước muối rồi cho vào nồi sắc lấy nước để uống. Nên sử dụng trước khi hành kinh.
7. Điều trị đau tại chỗ do chấn thương
- Dược liệu: Chuẩn bị 3 chỉ hồng hoa, 3 chỉ đào nhân, 3 chỉ đương qui, 3 chỉ sài hồ, 2 chỉ đại hoàng.
- Thực hiện: Các dược liệu đã chuẩn bị đem rửa sạch với nước muối rồi cho vào nồi. Sắc chung với 150ml nước lọc cùng 150ml rượu. Chỉ sử dụng mỗi ngày 1 thang duy nhất.
8. Điều trị ban sởi
- Dược liệu: Cần có 1,5 chỉ hồng hoa, 1,5 chỉ hoàng liên, 3 chỉ từ hảo, 2 chỉ đương qui, 3 chỉ đại thanh diệp, 3 chỉ cát căn, 3 chỉ liên kiều, 8 phân cam thảo.
- Thực hiện: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên rồi đem cho vào nồi. Tiến hành sắc chung với 1 lít nước lọc đến khi nước rút xuống còn 1/3. Mỗi ngày chỉ sử dụng 1 thang thuốc duy nhất.
9. Điều trị sưng tấy do té ngã
- Dược liệu: Cần chuẩn bị 4 lượng hồng hoa, 4 lượng đào nhân, 4 lượng lương quy vĩ, 8 lượng chi tử.
- Thực hiện: Các vị thuốc đem rửa thật sạch rồi để ráo. Sau đó tiến hành phơi khô dưới bóng râm và đem tán thành bột mịn. Khi bị sưng tấy do té ngã chỉ cần lấy 1 ít thuốc bột đem trộn với giấm và đun nóng. Có thể chia thuốc ra để đắp ngay tại vị trí gặp tổn thương.
10. Điều trị cổ họng sưng tắc nghẹn
- Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị 10g hồng hoa tươi rồi đem rửa sạch với nước muối. Tiếp đến giã nát dược liệu và chắt lấy nước, loại bã. Có thể uống thuốc từ 1 – 2 lần/ngày.
- Bài thuốc 2: Cần có 10g hồng hoa đem rửa thật sạch ròi cho vào nồi sắc với 500ml nước lọc. Đun trên lửa nhỏ đến khi lượng nước chỉ còn phân nửa. Chia thuốc ra thành 3 lần uống/ngày. Dùng liên tục trong khoảng từ 2 – 3 ngày.
Những lưu ý khí sử dụng cây hồng hoa
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng cây hồng hoa:
- Phụ nữ mang thai hay có kinh nguyệt ra nhiều thì tuyệt đối không được sử dụng dược liệu hồng hoa.
- Chỉ nên sử dụng với liều lượng nhỏ, nếu dùng nhiều có thể gây phá huyết rất nguy hiểm.
- Hồng hoa kỵ với trầm hương và xạ hương nên cần lưu ý khi kết hợp.
- Để giải độc, tiêu tan sưng tấy hay trị ứ huyết đau bụng nên pha thêm với 1 chút đồng tiện.
Dược liệu hồng hoa mặc dù được dùng phổ biến nhưng đặc tính dược lý của nó có thể thay đổi nếu dùng không đúng cách và liều lượng. Chính vì thế nên chủ động trao đổi với lương y trước khi áp dụng bất cứ bài thuốc nào có cây hồng hoa.
Review Cây hồng hoa
Chưa có đánh giá nào.