Mục lục nội dung
- 1 Mô tả về cá ngựa
- 2 Một số món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ cá ngựa
- 2.1 1. Cách dùng cá ngựa chữa vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới
- 2.2 2. Điều trị bệnh liệt dương ở đàn ông do suy dương khí bằng rượu cá ngựa
- 2.3 3. Cách dùng cá ngựa chữa hen phế quản, thở khò khè
- 2.4 4. Chữa sưng thận, viêm thận mãn tính với cá ngựa
- 2.5 5. Cá ngựa chữa di tinh, yếu sinh lý
- 2.6 6. Món cháo cá ngựa cho người bị sưng hạch, u bướu ở bụng, liệt dương
- 3 Lưu ý khi dùng cá ngựa
Cá ngựa có tính ấm, vị ngọt mặn, có khả năng đi vào can thận giúp bồi bổ sức khỏe, cường dương, tăng cường khả năng sinh lý. Cùng tìm hiểu về những tác dụng của cá ngựa cũng như cách dùng loại dược liệu quý từ biển cả này.
- Tên gọi khác: Hải mã, hải long, thủy mã
- Tên khoa học: Hippocampus sp
- Họ: Syngnathidae
Mô tả về cá ngựa
1. Đặc điểm của cá ngựa
Cá ngựa có mình hơi dẹt, cong kích thước chiều dài khoảng 15-20cm, chia thành nhiều ô nhỏ hình chữ nhật. Phần giữa thân phình to với đường kính đo được từ 2 -4 cm. Trên thân có nhiều gai nhọn.
Đầu cá ngựa có hình dáng tưng tự như đầu ngựa, phía trên đỉnh đầu có một số gai to mọc nhô lên cao. Miệng chúng thuôn dài giống như một cái vòi dùng để hút thức ăn và không có răng. Hai mắt trũng sâu, có thể di chuyển độc lập với nhau.
Sờ vào thân cá ngựa thấy cứng rắn do nó được tạo thành từ các đốt xương vòng song song. Cá ngựa mùi hơi tanh và có thể có màu nâu, đen hay màu vàng nhạt.
Loài cá này sử dụng vây lưng và vây ngực để bơi. Tuy nhiên khả năng di chuyển của nó rất kém.
2. Phân bố và sinh sản
Cá ngựa sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới, chủ yếu là các khu vực nước mặn có khí hậu nhiệt đới hoặc ôn đới. Chúng sống trú ẩn trong các rạng san hô, cửa sông hay ở các thảm cỏ biển.
Khi giao phối, cá ngựa cái sẽ gửi lại khoảng 1500 trứng được trang bị phía trên bụng, trước mặt hay sau đuôi của con đực. Sau khoảng 9 -45 ngày, cá ngựa con sẽ nở và được thả ra ngoài. Sau đó vài giờ hoặc vài ngày, con đực lại tiếp tục giao phối.
Có nhiều loại cá ngựa khác nhau được tìm thấy như:
- H. zosterae: Cá ngựa lùn
- H. guttulatus: Cá ngựa mõn dài
- H. hippocampus: Cá ngựa mõm ngắn
- H. fuscus: Ngựa biển
3. Thu hoạch, chế biến cá ngựa
Cá ngựa thường được thu hoạch vào mùa hạ và mùa thu. Bộ phận được sử dụng là toàn thân đã bỏ ruột.
Sau khi đánh bắt về, cá ngựa sẽ được đem rửa sạch, loại bỏ lớp màng da bên ngoài, lấy hết ruột và cuối cùng đem phơi hoặc sấy khô. Chúng thường được cột lại thành từng cặp, bao gồm một con đực và một con cái.
4. Cá ngựa có tác dụng gì?
Không phải ngẫu nhiên mà cá ngựa được sử dụng như một vị dược liệu quý. Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, cá ngựa chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Chúng bao gồm:
- Các enzym sinh tổng hợp prostaglandin: Chất này tham gia vào quá trình điều hòa thần kinh, ổn định hóc môn và cải thiện hệ miễn dịch. Đồng thời, prostaglandin cũng kích thích sản xuất oxytocin – một loại hóc môn được biết đến với tên gọi là chất hóa học của tình yêu vì nó giúp chi phối các hoạt động tình dục của não bộ.
- Docosahexaenoic acid (DHA): Đây là vật liệu cơ bản để các quý ông có khả năng sản xuất ra tinh trùng.
- Peptid: Chất này được biết đến với tác dụng kháng khuẩn, bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhiễm của các tế bào ngoại lai.
- Protein: Với hàm lượng protein cao, cá ngựa có tác dụng chống oxy hóa, kéo dài tuổi xuân.
- Các gene chống khối u: Một số gene đặc biệt được tìm thấy trong cá ngựa được cho là có khả năng chống lại sự hình thành và phát triển của khối u.
Từ lâu, cá ngựa cũng được y học cổ truyền sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Vị dược liệu này có tính ấm, vị ngọt mặn, không chứa chất độc và có khả năng đi vào can thận. Nó giúp kích thích lưu thông khí huyết, tăng khả năng cường dương, chống di tinh, chữa suy nhược thần kinh, cải thiện khả năng sinh sản, nâng cao chức năng sinh lý cho phái mạnh.
Một số món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ cá ngựa
Trong dân gian hiện nay vẫn còn lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cá ngựa như:
1. Cách dùng cá ngựa chữa vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới
Để khắc phục tình trạng vô sinh hiếm muộn ở nữ giới, ông bà ta có bài thuốc từ bột cá ngựa sau:
– Nguyên liệu: 1 đôi cá ngựa
– Cách thực hiện:
- Cá ngựa sau khi sơ chế sạch sẽ đem phơi hoặc sấy khô, sau đó tán thành bột mịn.
- Mỗi lần lấy 1g bột cá ngựa uống với nước đun sôi để nguội.
- Ngày uống 3 lần.
2. Điều trị bệnh liệt dương ở đàn ông do suy dương khí bằng rượu cá ngựa
Bệnh liệt dương ở nam giới thường có các biểu hiện như: Suy giảm ham muốn tình dục, không thể cương cứng khi quan hệ, đau nhức khi quan hệ… Rượu cá ngựa được xem như cứu cánh cho nhiều quý ông đang gặp phải tình trạng này. Nó được kết hợp với một số thành phần khác như long nhãn, cốt toái bồ và bàn long sâm để ngâm rượu.
– Chuẩn bị:
- Cá ngựa đã sơ chếvà bàn long sâm: Mỗi vị 30g
- Cốt toái bồ và long nhãn: Mỗi vị 20g
- 1 lít rượu trắng ngon ( trên 40 độ)
- Bình thủy tinh hoặc bình sứ có miệng rộng dùng ngâm rượu
– Cách thực hiện:
- Các vị thuốc đem cắt nhỏ, cho hết vào bình
- Thêm rượu vào đậy nắp kín lại
- Để bình rượu vào chỗ thoáng mát, thỉnh thoảng lắc nhẹ để các nguyên liệu thấm đều rượu
- Theo kinh nghiệm dân gian, càng ngâm lâu thì tác dụng của rượu cá ngựa sẽ càng cao. Tuy nhiên nếu không thể chờ đợi thì có thể lấy ra uống sau khoảng 5-7 ngày kể từ lúc ngâm.
- Mỗi ngày uống 20 – 40 ml chia làm 3 lần uống
3. Cách dùng cá ngựa chữa hen phế quản, thở khò khè
Đây là một trong những tác dụng của cá ngựa đối với trẻ em được nhiều bà mẹ rỉ tai nhau. Dưới đây là công thức chữa hen phế quản, thở khò khè cho trẻ với cá ngựa:
– Nguyên liệu:
- 5g cá ngựa
- 10g đương quy
– Cách thực hiện:
- Đem 2 nguyên liệu đã chuẩn bị sắc cùng 200ml nước
- Khi nước sôi vặn lửa nhỏ hết cỡ và canh cho đến khi nước cạn còn 50ml
- Gạn thuốc uống hết một lần, mỗi ngày uống 1 thang
4. Chữa sưng thận, viêm thận mãn tính với cá ngựa
– Nguyên liệu:
- 1 con cá ngựa to
- 1 quả bầu dục lợn
– Cách thực hiện:
- Cá ngựa đem bỏ lên chảo nóng rang cho đến khi chín và vàng giòn. Nghiền thành bột mịn
- Bầu dục lợn cắt đôi, bóp muối và chanh rửa cho thật sạch
- Tiếp theo cho bột cá ngựa vào bên trong bầu dục lợn và dùng dây cột chặt chỗ hở lại
- Đem hấp cách thủy và ăn hết trong một lần
- Mỗi liệu trình dùng trong 15 ngày liên tiếp
5. Cá ngựa chữa di tinh, yếu sinh lý
Một số vị thuốc bắc như đại hồi, dâm dương hoắc, khởi tử, câu kỷ tử khi ngâm cùng rượu cá ngựa có tác dụng cải thiện các triệu chứng của di tinh, yếu sinh lý, nâng cao phong độ chốn phòng the cho đấng mày râu.
– Thành phần:
- 1 cặp cá ngựa
- Đại hồi và dâm dương hoắc: Mỗi vị 6g
- Khởi tử: 12g
- Câu kỷ tử: 10g
- 1/2 lít rượu trắng
– Cách sử dụng:
- Các nguyên liệu cho hết vào bình ngâm với rượu trắng
- Để bình rượu trong khoảng 30 ngày có thể lấy ra dùng
- Mỗi ngày uống 20-30ml.
6. Món cháo cá ngựa cho người bị sưng hạch, u bướu ở bụng, liệt dương
– Chuẩn bị:
- 1 cặp cá ngựa
- 50g gạo tẻ
– Cách chế biến:
- Rửa sạch cá ngựa và chặt nhỏ
- Cho cá ngựa vào nồi chung với gạo nấu như các món cháo thông thường
- Nêm nếm chút nước mắm, hạt nêm, muối, tiêu cho vừa miệng và dọn ăn khi còn nóng
Lưu ý khi dùng cá ngựa
Với những tác dụng tuyệt vời được ca tụng, cá ngựa được người dân săn lùng mua về sử dụng với hi vọng cải thiện được vấn đề mình đang gặp phải. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không phải ai cũng dùng được dược liệu quý từ biển này.
Do có tính ấm nóng nên cá ngựa không thích hợp cho những đối tượng có thể âm hư hỏa vượng. Cụ thể nếu bạn đang có các biểu hiện như sốt, nóng trong người, lở miệng, hay khát nước, viêm mũi xoang mãn tính thì không nên dùng cá ngựa dưới bất kì hình thức nào.
Việc sử dụng cá ngựa trong thời kỳ mang thai cũng là điều tối kị vì nó có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Ngoài ra, người bị cảm cúm cũng không nên dùng cá ngựa nếu không muốn tình trạng bệnh thêm tồi tệ.
Một vấn đề quan trọng không kém là cá ngựa dù tốt nhưng nếu lạm dụng quá mức sẽ gây phản tác dụng. Bạn nên hỏi ý kiến các thầy thuốc, bác sĩ trước khi sử dụng cá ngựa và dùng đúng liều lượng được hướng dẫn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Tham khảo thêm: