Dược Liệu Xanh cung cấp dược liệu quý rõ nguồn gốc trên vùng cao báo giá dược liệu quý giá sỉ giá lẻ cây thuốc bài thuốc chữa bệnh Huyết Áp. Bảng giá bán sỉ và lẻ đầu nguồn trà thảo dược, đồ ngâm rượu, cây thuốc nam chữa bệnh, thuốc đông y, thuốc bắc, cao dược liệu, bột dược liệu, viên dược liệu
Bệnh lý liên quan đến huyết áp hiện nay đang trở thành vấn đề đáng lo ngại đối với sức khỏe con người. Điển hình của bệnh huyết áp là 2 trạng thái bệnh gồm huyết áp cao và huyết áp thấp. Theo dõi chỉ số huyết áp cũng giống như cách để chấn đoán bệnh, chính vì vậy mà những con số có được khi đo huyết áp sẽ cho biết tình trạng sức khỏe của mỗi người như thế nào. Ở mỗi độ tuổi và tình trạng sức khỏe sẽ có chỉ số huyết áp khác nhau. Vì thế, để huyết áp luôn ở trạng thái ổn định, mỗi người cần kết hợp luyện tập thể dục, chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng thuốc điều độ đối với các bệnh nhân bị huyết áp cao.
Có một điều chúng ta nên biết rằng, huyết áp của người bình thường vào buổi tối có thể cao hơn ban ngày, ngoài ra khi vận động mạnh, hoặc trải qua căng thẳng, xúc động mạnh cũng có thể khiến cho huyết áp tăng lên. Vì thế, nếu nghỉ ngơi hợp lý, giảm căng thẳng và thư giãn tốt có thể giúp ổn định huyết áp của bạn. Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại sản phẩm là thực phẩm chức năng bổ dưỡng được quảng cáo có thể hỗ trợ ổn định huyết áp, giúp bảo vệ sức khỏe cho người bệnh huyết áp cao và cả huyết áp thấp. Tuy nhiên, khi sử dụng bất cứ loại sản phẩm dược nào cũng cần tham khảo và tư vấn từ những người có chuyên môn.
Không được quảng cáo phong phú và mạnh như các sản phẩm ngoại nhập, những loại thảo mộc tự nhiên giúp người bệnh huyết áp cân bằng chỉ số vẫn “lặng lẽ đồng hành” cùng chúng ta qua những bài thuốc nam được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Với giá thành không quá đắt đỏ, lại lành tính, tự nhiên, an toàn với người sử dụng. Thảo dược tự nhiên luôn mang đến cho sức khỏe con người hiệu quả không thua kém gì những sản phẩm ngoại nhập.
Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực máu cần thiết để tác động lên thành động mạch, mục đích là để máu được vận chuyển, lưu thông đến các mô, giúp nuôi dưỡng cơ thể. Huyết áp được tạo ra dưới sự tác động co bóp của tim và sức cản của động mạch. Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số là huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu.
– Huyết áp tối đa hay còn gọi là huyết áp tâm thu đối với người bình thường từ 90 – 139 mm Hg.
– Huyết áp tối thiểu hay còn gọi là huyết áp tâm trương đối với người bình thường từ 60 – 89 mm Hg.
Huyết áp có thể thay đổi từ cực đại đến cực tiểu khi máu dần đi xa khỏi tim theo động mạch.
Những bệnh lý liên quan đến huyết áp là gì?
Căn cứ vào chỉ số đo được của huyết áp để xác định huyết áp của người bệnh đang ở mức cao hay thấp. Cũng từ đó phân bệnh huyết áp thành huyết áp cao và huyết áp thấp. Thực tế thì cả hai bệnh lý này đều gây nên những nguy hiểm cho sức khỏe. Vì thế mỗi người cần thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp của mình đang nằm trong ngưỡng nào để cân bằng lại chế độ sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
– Đối với người bình thường, huyết áp bình thường khi rơi vào ngưỡng 120/80 hoặc thấp hơn, có nghĩa rằng huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.
– Đối với người bị huyết áp cao thường rơi vào độ tuổi trung niên và tuổi già, chỉ số huyết áp trên mức 140/90, tức là huyết áp tâm thu lớn hơn 140mmHg và huyết áp tâm trương trên 90mmHG.
– Đối với người tiền cao huyết áp có nghĩa rằng mức chỉ số huyết áp đo được thường nằm giữa huyết áp bình thường và huyết áp cao, dao động trong khoảng 120/80 đến 139/89.
– Đối với người huyết áp thấp thường được chẩn đoán khi chỉ số huyết áp đo được ở tâm thu đạt dưới 90mmHg hoặc giảm 25mmHg so với lúc bình thường.
Để biết được bản thân mình đang ở mức nào thì người ta cần phải theo dõi chỉ số huyết áp qua nhiều ngày. Và mỗi ngày cần đo huyết áp thường xuyên, nhiều lần trong ngày. Khi đo huyết áp phải đo cả hai tay sau 5 phút nghỉ ngơi và ít nhất 1 phút ở tư thế đứng. Lý do là khi cơ thể vận động quá sức, tinh thần căng thẳng, lo âu sẽ ảnh hưởng đến mạch đập và tác động đến chỉ số huyết áp. Bên cạnh đó, khi người bệnh cảm thấy không khỏe, trường hợp bị tiêu chảy, mất sức, đổ nhiều mồ hôi, dùng thuốc giãn mạch… có thể khiến huyết áp hạ xuống. Để biết rõ hơn, chúng ta phải tìm hiểu kỹ về những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến huyết áp đó là yếu tố từ bên trong cơ thể và yếu tố từ bên ngoài cơ thể. Nhưng dù là xuất phát từ yếu tố nào thì chúng ta cũng nên tìm hiểu để có phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của chính mình nhé.
-
Yếu tố bên trong cơ thể ảnh hưởng đến huyết áp
Bên trong cơ thể có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp. Trong đó phải kể đến các yếu tố tác động trực tiếp như:
– Sự co bóp của tim, ảnh hưởng rất lớn đến huyết áp. Vì thế khi tim đập nhanh hoặc chậm sẽ tác động đến áp lực máu lên thành động mạch khiến cho huyết áp tăng lên hoặc giảm xuống.
– Sức cản của động mạch có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Nếu động mạch co giãn tốt thì máu lưu thông dễ dàng, nhờ vậy huyết áp cũng trở nên ổn định. Nhưng nếu thành mạch có độ đàn hồi kém hoặc bị xơ vữa, sẽ khiến cho máu khó lưu thông hơn. Vậy nên sức cản càng lớn thì nguy cơ làm tăng huyết áp càng cao.
– Lưu lượng máu trong cơ thể nếu không đáp ứng đủ sẽ tạo áp lực lên thành mạch khiến cho bạn dễ rơi vào tình trạng tụt huyết áp. Vì thế những trường hợp thiếu máu hoặc mất nhiều máu thì nguy cơ huyết áp thấp (giảm) càng cao.
-
Yếu tố bên ngoài cơ thể ảnh hưởng đến huyết áp
Không chỉ có những yếu tố bên trong tác động trực tiếp đến huyết áp mà những yếu tố bên ngoài cũng trở thành yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh.
– Tư thế ngồi không đúng có thể khiến cho lượng máu lưu thông trở nên khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến huyết áp thiếu sự ổn định. Đây là lý do ít ai ngờ tới và thường xuyên gặp phải.
– Chế độ ăn uống, sinh hoạt bất hợp lý có thể trở thành nguyên nhân của việc làm xơ cứng thành mạch và huyết áp. Ví dụ như lượng dầu mỡ trong thức ăn, sử dụng các chất kích thích như cà phê, bia rượu, thuốc lá…
– Thường xuyên thức khuya, làm việc căng thẳng, nhiều áp lực cũng trở thành những yếu tố tác động khiến huyết áp bất ổn định.
Mức độ nguy hiểm khi huyết áp tăng hoặc giảm thất thường
Không ai có thể phủ nhận được mức độ nguy hiểm khi huyết áp đột nhiên tăng lên hay giảm xuống bất thường. Có thể nói, bệnh lý huyết áp giống như sát thủ thầm lặng giết chết sức khỏe của mỗi chúng ta. Những người mắc bệnh huyết áp cao, hoặc huyết áp thấp đều không có những dấu hiệu rõ ràng nhưng biến chứng để lại lại vô cùng nguy hiểm đến tính mạng, đe dọa đến sức khỏe về lâu dài.
– Sự nguy hiểm của huyết áp cao
Tùy theo độ tuổi, bệnh huyết áp cao hiện nay đang có xu hướng gia tăng, và đang trở thành một trong những nguyên nhân gây tử vong và các di chứng về thần kinh nặng nề cho người bệnh. Chúng ta có thể thấy những bệnh nhân bị liệt nửa người, hôn mê, thậm chí là sống đời thực vật chỉ vì chủ quan với bệnh huyết áp cao. Trong một số trường hợp, huyết áp cao có thể gây nên tình trạng suy tim, thiếu máu cơ tim làm suy giảm chất lượng cuộc sống, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Hiện nay, tình trạng đột quỵ diễn ra phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Vì thế, mỗi người không nên chỉ chú ý đến sức khỏe khi cơ thể bắt đầu xuất hiện các biểu hiện, triệu chứng, mà ngay cả lúc khỏe mạnh cũng nên biết cách chăm sóc và duy trì thói quen tích cực giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Bệnh cao huyết áp ngoài điều trị với thuốc tây y, về lâu dài người bệnh có thể kết hợp thêm một số bài thuốc dân gian hoặc bài thuốc nam gia truyền để giúp ổn định tình trạng sức khỏe, phòng ngừa những bệnh lý về tim mạch.
– Sự nguy hiểm của huyết áp thấp
So với huyết áp cao thì huyết áp thấp không gây nên những biến chứng nguy hiểm gây đột tử hoặc tình trạng tai biến mạch máu não khiến người bệnh dễ bị liệt. Nhưng không vì thế mà người bị huyết áp thấp chủ quan với sức khỏe của mình. Bởi huyết áp thấp kéo dài, không được duy trì ở mức ổn định cũng sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm, tác động đến hệ thống thần kinh. Cơ thể không nhận được kịp thời oxy, chất dinh dưỡng để nuôi sống các mô, tế bào giúp duy trì sự sống dẫn đến những tổn thương cho các cơ quan như não, tim, thận…
Nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời, huyết áp thấp sẽ tác động đến chất lượng sống, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Cụ thể là những tình trạng thường xuyên xuất hiện như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận… nặng hơn có thể đe dọa đến cả tính mạng. Tụt huyết áp kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, làm suy yếu chức năng hoạt động của những cơ quan này.
Những bài thuốc nam, các loại dược liệu thảo mộc tự nhiên giúp ổn định huyết áp
Tùy theo chẩn đoán bệnh lý dựa trên chỉ số huyết áp để phân bệnh huyết áp đang ở mức độ nào. Từ đó người bệnh có thể áp dụng những bài thuốc dân gian, sử dụng một số loại thảo dược tự nhiên kết hợp, giúp ổn định huyết áp, bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa nguy cơ tử vong.
Hiện nay, tình trạng huyết áp cao đang phổ biến và thường gặp phải đối với những người lớn tuổi. Vì thế, các bài thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh lý này luôn được quan tâm và tìm kiếm nhiều trên các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, để có được phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất, người bệnh nên biết và tìm hiểu kĩ hơn về bệnh lý của mình, mức độ để có sự can thiệp kịp thời. Tùy vào triệu chứng bệnh và tình trạng hiện tại, để sử dụng bài thuốc nam phù hợp, giúp cải thiện sức khỏe nhanh chóng và hiệu quả.
Để được biết chi tiết hơn về những bài thuốc gia truyền giúp ổn định huyết áp và những loại dược liệu tự nhiên, lành tính hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp cao, huyết áp thấp. Hãy liên hệ ngay Dược liệu xanh để được nhân viên tư vấn tận tình nhất nhé. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo một số sản phẩm là những bài thuốc dân gian được sử dụng phổ biến và có hiệu quả bên dưới đây nhé.
Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.
Dược Liệu Xanh cung cấp dược liệu quý rõ nguồn gốc trên vùng cao báo giá dược liệu quý giá sỉ giá lẻ cây thuốc bài thuốc chữa bệnh Huyết Áp. Bảng giá bán sỉ và lẻ đầu nguồn trà thảo dược, đồ ngâm rượu, cây thuốc nam chữa bệnh, thuốc đông y, thuốc bắc, cao dược liệu, bột dược liệu, viên dược liệu